Tình trạng đa ối khi mang thai là gì?

Đăng bởi Haravan vào lúc 2023-12-11

Một trong những bệnh lý sản khoa gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, đó là đa ối khi mang thai. Vậy triệu chứng và dấu hiệu để mẹ bầu có thể nhận biết và xử trí kịp thời là gì? Hãy cùng Holy Mothers tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đa ối khi mang thai là gì?

Đây là một tình trạng có thể gặp trong khoảng 1-4% tổng số thai kỳ, khi lượng nước ối của bào thai vượt quá mức bình thường. Đa ối có thể xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Nên nghi ngờ có đa ối khi kích thước tử cung lớn hơn so với tuổi thai tại thời điểm bà mẹ đi khám.

Đa ối khi mang thai là gì

Đa ối khi mang thai là gì

Nước ối chính là thành phần bao bọc xung quanh của thai nhi và có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi khỏi các tác động bên ngoài.

Nước ối còn chứa các thành phần dinh dưỡng nhận từ mẹ để cung cấp cho thai nhi và giữ thân nhiệt cho thai nhi ở mức ổn định. Thông thường nước ối sẽ tăng dần lên theo các giai đoạn phát triển của bào thai. Vào tuần thứ 37 lượng nước ối khoảng 1 lít. Sau đó vào tuần thứ 40 thì nước ối giảm xuống khoảng 0.5 lít.

Thỉnh thoảng thai nhi sẽ nuốt nước ối và đưa ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Đây cũng là cách để cơ thể mẹ bầu điều hòa được lượng nước ối xung quanh thai nhi ở mức ổn định. Nếu như sự cân bằng này bị xáo trộn thì thể tích nước ối sẽ tăng lên và tới mức bằng hoặc hơn 2 lít sẽ gọi là đa ối. Trong trường hợp nặng, có thể có nhiều đến 3 lít chất lỏng, gấp ba lần lượng dịch bình thường.

Đa ối thường không gây triệu chứng, tuy nhiên một số trường hợp lượng nước ối tăng quá nhiều có thể gây khó thở hoặc không thoải mái cho sản phụ.

Chẩn đoán đa ối thường được xác định khi khám thai và siêu âm tiền sản định kỳ. Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán đa ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm quá 25 cm.

2. Nguyên nhân gây dư ối khi mang thai

Vậy tại sao lại có tình trạng đa ối khi mang thai? Nước ối chính là sản phẩm thải từ thận của thai nhi và nó sẽ ra vào phổi, dạ dày theo một chu trình khép kín, liên tục. Như vậy lượng nước ối sẽ được duy trì ổn định, không nhiều và cũng không ít.

Trường hợp lượng nước ối ở mức cao và không tự điều chỉnh được, cả mẹ và bé sẽ đều gặp phải 1 số vấn đề nghiêm trọng. Trên thực tế, khoảng 2/3 trường hợp đa ối không tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân gây đa ối khi mang thai ở mẹ có thể do:

Nguyên nhân gây dư ối khi mang thai

Nguyên nhân gây dư ối khi mang thai

2.1. Mẹ có bệnh lý đái tháo đường

Mẹ bầu có tiền sử bệnh lý đái tháo đường trước hoặc sau mang thai chiếm đến 10% gặp phải đa ối nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt là trong giai đoạn quý 3 của thai kỳ.

Mẹ bị tiểu đường và lượng đường trong máu không được kiểm soát,khi sinh em bé lượng nước tiểu nhiều hơn. Vậy nên, mẹ bầu giảm lượng đường trong máu là có thể giảm được lượng nước ối.

2.2. Mẹ mang song thai hoặc đa thai

Với những mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai, sự trao đổi nước ối có thể diễn ra không được cân bằng. Một bào thai có thể ít nước ối hơn và bào thai còn lại nhiều nước ối.

2.3. Bất thường ở bào thai

Đối với bất thường ở bào thài thì thai nhi sẽ ngừng uống nước ối và đi tiểu nên dẫn đến tình trạng thừa nước ối. Vấn đề này thường xảy ra với thai nhi có dị tật bào thai như là hở hàm ếch, hẹp môn vị…

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nước ối như là nhiễm trùng bào thai, thiếu máu bào thai, bất đồng nhóm máu của mẹ và thai nhi…

3. Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không?

Đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Dưới đây là 1 số rủi ro mà các mẹ bầu có thể gặp phải khi mắc chứng đa ối:

  • Các tình huống sinh không thuận lợi cho mẹ ví dụ sinh ngôi mông.
  • Lượng chất lỏng trong tử cung mẹ cao sẽ có nguy cơ vỡ ối sớm.
  • Sa dây rốn.
  • Bong -rau
  • Thai chết lưu
  • Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi không được tốt
  • Để an toàn mẹ cần sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh thường, có thể gặp nhiễm trùng hậu sản.
  • Em bé sinh non nên các chức năng bộ phận chưa được hoàn thiện, có thể mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn
  • Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa ối thường cao hơn. Điều này là do tử cung bị chèn ép do lượng ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • Thai chết lưu, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Trên thực tế, thường không có biến chứng trong phần lớn các trường hợp đa ối nhẹ (dư ối). Tất nhiên những rủi ro này còn thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra đa ối. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và người mẹ cảm thấy thoải mái hơn ngay lập tức.

Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không?

Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không?

4. Cần làm gì khi bị đa ối khi mang thai?

Trong hầu hết các trường hợp dư ối nhẹ thì không có gì đáng lo ngại. Bác sĩ sẽ dặn bạn thăm khám thường xuyên và cho bạn uống một số thuốc lợi tiểu. Nếu có thể xác định được nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoàn toàn có thể điều trị bằng kháng sinh an toàn cho thai nhi.

Đối với tình trạng đa ối nặng, có dấu hiệu báo vấn đề liên quan đến thai nhi cần phải theo dõi. Bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lượng nước ối của bạn, nếu tăng quá nhanh bạn có thể phải phẫu thuật, chọc ối để rút bớt nước ối.

Ngoài ra, sản phụ cần thường xuyên thăm khám để theo dõi, thậm chí có thể phải nằm viện và can thiệp ngay khi cần thiết khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực nhiều; bụng to lên nhanh và rõ rệt, đau tức đột ngột.

5. Những điều mẹ cần lưu ý khi bị tình trạng đa ối khi mang thai

Mẹ bầu gặp phải đa ối khi mang thai cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Thăm khám để được điều trị kịp thời. Điều này tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Cần quan tâm và lưu ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai.
  • Đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ nên có những hoạt động giúp thư giãn và có tinh thần thỏa mái như nghe nhạc, massage…
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý trong quá trình mang thai.
  • Tầm soát dị tật thai nhi, tầm soát tiểu đường để không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
  • Nên tìm hiểu các kiến thức về dấu hiệu dọa sinh sớm để có thể xử lý được kịp thời.

Holy Mother là địa chỉ uy tín về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ

Trung tâm hỗ trợ sinh sản HOLY MOTHERS được trang bị các thiết bị y tế hiện đại và được quản lý bởi các chuyên gia y tế hàng đầu châu Âu.

HOLY MOTHERS luôn được tin tưởng trong các công tác Thăm khám điều trị các vấn đề phụ sản và nam khoa. Trong đó có Kiểm tra sức khỏe sinh sản cho cả Nam và Nữ tiền hôn nhân. Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến cho bạn các giải pháp hỗ trợ sinh sản đạt tiêu chuẩn cao trên toàn cầu. Đồng thời đảm bảo độ an toàn cao nhất cho khách hàng khi mang thai và sinh nở. Với đội ngũ bác sĩ nam khoa giàu kinh nghiệm và tâm lý giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái khi đến khám nam khoa tại Holy Mothers.

HOLY MOTHERS CLINIC & MATERNITY

🏥 Address: 511L & 511K Street 1928 Sangkat Phnom Penh Thmey, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Phnom Penh, Cambodia.

☎️ Hotline/Zalo/Viber/Line/Telegram/Skype/WeChat: (+84) 76462 7777 & (+84) 97924 7923 & (+855) 1061 7091

🌐 Website: ivfholymothers.com

🔷 Facebook: Holy Mothers Care

📽️ Youtube: Holy Mothers Care


Chia sẻ với bạn bè

Tags